Tin mới nhất
- Trang Chủ
- Blog chi tiết
- 2000
HIỂU TRÀ CÙNG THÁI MINH
Dựa vào giai đoạn lên men – sự oxy hóa đối với lá chè, trà được phân làm 5 loại
1. Bạch trà: Là búp non, lá trà được làm héo từ từ, hoặc làm héo nhé ( lên mên) để hạn chế quá trình oxy hóa.
Trà pha có hương vị nhẹ, tinh tế, hơi ngọt đi vào các giác quan.
2. Lục trà ( còn gọi là trà xanh) là loại trà phổ thông nhất. trà được chế biến trong ngày sau khi thu hoạch
Lá trà được làm héo, xào, vò, quay tạo hình, lấy hương. Do không trải qua quá trình oxy hóa nên nước trà khi pha giữ nguyên được màu nước vàng xanh. Trà ngon là những loại trà có cánh xoăn chắc, nhỏ, cong như móc câu. Uống có vị chát nhẹ sau là vị hậu ngọt sâu, hương cốm thơm.
3.Trà Oolong: Quá trình oxy hóa khoảng 50-70% diễn ra trong 2-3 ngày. Để có được những viên trà Oolong thành phẩm phải trải qua các quá trình như: làm héo búp trà, quay thơm, xào trà, định hình trà, sấy trà cho khô. Trà Ô long chất lượng có hình viên tròn, mùi thơm nồng, nước trong xanh pha chút vàng sóng sánh, hậu vị ngọt kéo dài.
4. Hồng trà ( Còn gọi là trà đen): lá trà được oxy hóa hoàn toàn. Quá trình oxy hóa diễn ra từ 2 tuần tới 1 tháng. Hồng trà là loại trà phổ biến nhất ở Phương Tây, khi pha có màu hồng đỏ.
5. Trà phổ nhĩ: có hai dạng phổ nhĩ sống và Phổ nhĩ chín.
Quá trình lên men sau chế biến giúp cải thiện hương vị của trà, vị chát dần ngọt hơn, vị gắt dần dịu hơn, trà được biến đổi dần qua thời gian lưu trữ, từ màu xanh, vàng thành đen.
Quá trình sản xuất trà phổ nhĩ gồm: Hái-xào-phơi dưới nắng-đóng bánh và lưu trữ. Trà sau đó được nén thành nhiều hình dạng khác nhau, hình bánh, hình đĩa hay hình tròn.
Phổ Nhĩ sống: Trong quy trình sản xuất trà Phổ Nhĩ không có quá trình sấy mà chỉ có làm khô bằng cách phơi dưới ánh nắng mặt trời. Các enzym trong trà không bị diệt hoàn toàn mà sẽ tham gia vào quá trình lên men khi lưu trữ. Quá trình lưu trữ trà Phổ Nhĩ có thể kéo dài đến 100 năm. Đây là cách làm cổ truyền hàng nghìn năm tại Phổ Nhĩ, người ta gọi là trà Phổ Nhĩ sống.
Phổ Nhĩ chín có lịch sử ngắn hơn rất nhiều, từ năm 1974, khi người ta muốn rút ngắn nhiều năm lưu trữ còn vài tháng bằng cách can thiệp kỹ thuật khoa học hiện đại, lên men cưỡng bức trong nhà máy. Loại trà này gọi là Phổ Nhĩ chín.
Cả Phổ Nhĩ chín và sống đều có hương vị độc đáo riêng. Những người mới uống sẽ thích phổ nhĩ chín, nhưng người uống trà lâu hơn sẽ thích lưu trữ và khám phá hương vị Phổ Nhĩ sống thay đổi theo thời gian.