Tin mới nhất
- Trang Chủ
- Blog chi tiết
- 2024-09-01
TÌM HIỂU VỀ TRÀ ƯỚP HOA MỘC
Tìm hiểu về cây hoa mộc
Cây mộc là loại cây thân gỗ lâu năm. Thông thường, với những cây mộc được trồng để canh tác thường cao khoảng 2 – 3m. Nhưng với những cây mộc sống trong môi trường tự nhiên có thể cao tới 20 – 30m. Cây mộc có nguồn gốc ở Châu Á, nó xuất hiện nhiều ở dãy núi Himalaya, Trung Quốc, Nhật Bản và cả Việt Nam. Ở Châu Âu và Mỹ, cây mộc được nhập khẩu như một loại cây cảnh.
Cây mộc có lá hình bầu dục, màu xanh lá bóng mượt. Kích thước lá dài đến 4cm. Viền lá có thể nhẵn hoặc có hình răng cưa. Hoa mộc thường nở vào mùa xuân, nhưng với những cây khỏe mạnh và phát tiển tốt, những chùm hoa trăng trắng bé sẽ xuất hiện lẻ tẻ cả mùa hè và mùa thu. Phần lớn cây mộc có hoa màu trắng phớt xanh, nhưng cũng có một số loài có hoa màu cam, vàng và đỏ. Hoa mộc có mùi thơm nhẹ nhàng mà lan tỏa, mùi thơm không nồng. Trong y học, hoa mộc là một loại thảo dược tốt cho sức khỏe, ích khí, bổ máu nên thường được ứng dụng để thêm vào trà hoặc ngâm với mật ong làm mứt hoa mộc rất được trẻ em, phụ nữ và người già yêu thích.
Cây mộc thường được trồng làm cây cảnh trong các khu vườn ở Châu Âu, Bắc Mỹ. Ở Việt Nam, cây mộc được ưa thích trồng trong các khu vườn. Ngày nay, cây mộc có nhiều giống lai.
So với nhiều loại cây xanh khác, cây mộc không phải là loại cây phổ biến trên thế giới, nhưng cây mộc lại có nhiều đặc biệt hơn hẳn các loại cây xanh khác. Trước hết, cây mộc có lá màu xanh tuyệt đẹp. Lá mộc không quá xanh thẫm, lá cây của một số giống lai đôi khi còn có đốm. Cây mộc có nhiều kích cỡ, nên bạn có thể lựa chọn kích thước phù hợp để trồng cây trong nhà.
Điều đặc biệt nhất ở cây mộc là hoa mộc. Những chùm hoa trăng trắng bé xinh có mùi thơm ngọt ngào thấm sâu tận lòng người. Hoa mộc có mùi thơm rất thư giãn. Không chỉ vậy, hoa mộc còn là một loại thảo dược có lợi cho sức khỏe. Hoa mộc có thể làm trà, làm bánh, là nguyên liệu trong ngành mỹ phẩm. Tương truyền, các vua chúa và hoàng hậu ngày xưa thường ngâm hoa mộc với mật ong để làm dầu dưỡng bóng tóc. Hoa mộc phơi khô có thể hãm trà hoặc làm bánh hoa mộc đều rất độc đáo.
Cây Mộc Hương có thể sống rất lâu, điều này tượng trưng cho sự trường tồn, bền bỉ với thời gian, mang ý nghĩa rằng dù cho có khó khăn thế nào thì con người cũng sẽ thích nghi và vượt qua được.
Ngoài ra, cây Mộc Hương có vẻ đẹp vô cùng mộc mạc, thế nhưng ẩn sâu bên trong là hương thơm quyến rũ, ngây ngất. Điều này tượng trưng cho vẻ đẹp tiềm ẩn, thanh tao, không cầu kỳ, phô trương.
Cây Mộc Hương còn được sử dụng để làm trà. Từ xa xưa, người dân đã có thói quen ướp lá và hoa Mộc Hương trong các ấm trà để uống. Không chỉ có mùi thơm dễ uống, trà Mộc Hương còn có tác dụng điều hòa huyết áp, giảm mỡ máu tương tự như với lá chè xanh.
Trà ướp hoa Mộc Thái Minh:
Trà ướp hoa mộc bắt nguồn từ cơ duyên khi nhà trà đến thăm một ngôi chùa cổ yên bình và thanh tịnh, được sư thầy là một người rất yêu, hiểu và biết cách thẩm trà mời đoàn uống trà.
Nhấp một ngụm, vị trà ngon, đậm đà, có thể dễ dàng nhận thấy, đó là vị trà Thái Nguyên. Nhưng sau khi thưởng thức một ngụm trà ngon, đọng lại là hương thơm nhẹ nhàng, thanh khiết, gói trọn tất cả những tinh túy nhất của đất trời, khiến những người làm trà lâu năm cũng cảm thấy bất ngờ và khó cưỡng lại. Đó là hương thơm của hoa mộc quế.
Ý tưởng về trà Thái Nguyên được ướp hương của loại hoa mộc trắng tinh khôi, mộc mạc và khiêm nhường như chính tên gọi của nó đã ra đời. Chính sự bình dị, an yên ấy lại là điều giúp đánh thức các giác quan của con người, làm ta lưu luyến mãi. Người làm trà muốn lưu giữ lại cái hương thơm mộc mạc mà quyến rũ ấy cùng với vị trà Thái Nguyên ngọt sâu, lắng đọng trong vị giác cũng như tâm hồn qua dòng trà ướp hương hoa Mộc.
Ngày nay trên thị trường xuất hiện rất nhiều dòng trà mới, hiện đại. Tuy nhiên, nét văn hóa trà Việt, đặc biệt là trà ướp hương hoa vẫn giữ được bản sắc mà người ta gọi là "hồn trà Việt". HTX Thái Minh mong muốn gìn giữ phát triển bản sắc trà Việt, để văn hóa trà Việt được lưu truyền theo lịch sử đất nước. Và TRÀ ƯỚP HOA MỘC cũng góp phần vào việc bảo tồn nét văn hóa đó.